Sơ lược chung về bệnh huyết áp cao
Cao huyết áp (huyết áp cao) còn gọi là tăng huyết áp là bệnh thường này thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là huyết áp động mạch tăng cao, kèm theo bệnh nhân thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thời kỳ muộn sẽ có biểu hiện lâm sàng tổn thương thận, tim và não…
Theo y học cổ truyền (YHCT) các triệu chứng mô tả trong bệnh tăng huyết áp thuộc phạm trù chứng huyết vựng, đầu thống. Khi bệnh tiến triển nặng lên, gây tăng huyết áp nguy hiểm hoặc gây đột quỵ não thì y học cổ truyền xếp trong phạm trù chứng trúng phong.
Huyết áp được gọi là cao khi huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg và huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg
Giai đoạn đầu huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg lâm sàng chưa có biểu hiện rõ rệt chỉ có chỉ số huyết áp tăng
Giai đoạn 2 huyết áp trong khoảng 160-175/100-109mmHg, giai đoạn này có xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng ở phủ tạng nhưng mức độ nhẹ như tổn thương đáy mắt độ 1-2 mạch tim đập nhanh, tức ngực, trên điện tâm đồ và XQ biểu hiện dầy thất trái ở não thì thấy nhức đầu, giảm trí nhớ
Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy kịch huyết áp trong khoảng trên 180/120 mmHg có tổn thương nặng nề ở mắt, suy tim tai biến mạch máu não, tiểu tiện đi đêm nhiều, phù mặt, phù chân, ure máu tăng, tổn thương thận …
Nguyên nhân bệnh sinh (gây bệnh)
![]() |
Nhân tố tinh thần |
YHCT cho rằng hoạt đồng tình chí gồm 7 loại là: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Trong tình huống bình thường thì hoạt động tình chí là các trạng thái tinh thần của cơ thể và những biểu hiện sinh lý, nói chung không gây nên bệnh. Chỉ khí kích thích tình chí đột ngột, mạnh mẽ, kéo dài, vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình thường thì sẽ gây nên rối loạn vận hành của khí, khí huyết âm dương tạng phủ thất điều mới có thể phát bệnh. Rối loạn tình chí trong bệnh tăng huyết áp thường gặp là do tình chí không thoải mái, hay lo lắng, cáu giận làm cho can khí không thư thái, uất lại mà hóa nhiệt, tổn thương can âm, can dương thăng vượng mà gây nên mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, chóng mặt..
![]() |
Nhân tố ăn uống |
Thói quen hay ăn nhiều chất béo, ngọt hoặc uống quá nhiều bia, rượu làm tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận làm thấp trọc nội sinh, hóa đàm hóa hỏa, đàm trọc nhiễu loạn phía trên gây trệ tắc kinh mạch gây nên bệnh.
![]() |
Nhân tố lao dục |
Lao động quá sức, dục vọng quá nhiều làm hao thương khí âm hoặc tuổi cao, thận hao hư, âm tinh bất túc làm thủy không hàm mộc gây âm hư dương cang, nội phong nhiễu loạn gây nên bệnh.
Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có quan hệ mật thiết đến chức năng của can và thận. Cho nên, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chứng bệnh này là điều chỉnh cân bằng chức năng của can thận và âm dương, hạ huyết áp hợp lý, chú trọng đến cại thiện triệu chứng.
![]() |
Thể can dương vượng cang: dùng pháp tiềm giáng bình can, không nên dùng các vị thuốc có tính vị khổ hàn làm tổn thương can |
![]() |
Thể can thận âm hư: nên dùng pháp tư dưỡng can thận nhưng không nên quá lạm dụng các vị thuốc nê trệ làm tổn thương tỳ |
![]() |
Thể âm dương lưỡng hư: nên dùng pháp dục âm trợ dương, âm dương cùng điều trị |
![]() |
Kiêm huyết ứ: đàm trọc nên gia các vị thuốc hoạt huyết thông lạc, hóa đàm trừ thấp |
Bài thuốc quý “Thiên ma câu đằng ẩm” trị huyết áp cao triệt để từ gốc
Theo đông y, cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hòa mà gây ra bệnh. Ngoài ra, còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol trong máu cao. Cao huyết áp do can dương vượng lên. Muốn hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh cao huyết áp thì phải bồi bổ can thận, dưỡng huyết, giải nhiệt, tả hỏa, tiềm dương, an thần, trấn kinh, để bình can hạ áp.
Cao huyết áp có nhiều thể:
– thể âm hư dương xung thường gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh
– thể can thận âm hư hay gặp ở người già, xơ cứng động mạch
– thể dương hư, thể tâm tỳ hư hay thể đàm thấp
Hiện nay, các thuốc tân dược điều trị huyết áp cao thường có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, làm cho bệnh nhân hay bị chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi khi đứng lên đột ngột hoặc thức dậy vài buổi sáng (do hạ huyết áp tư thế), nhịp tim nhanh…
Bài thuốc “thiên ma câu đằng ẩm” gồm có các vị thuốc và cơ chế tác dụng như sau:
Dạ giao đằng có tác dụng dưỡng huyết, bổ can thận
Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận
Tang ký sinh có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc
Đỗ trọng có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hạ áp
Hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt, táo tháo thấp, tá hỏa, giải nhiệt
Thạch quyết minh có tác dụng bình can, tiềm dương, trừ nhiệt
Phục linh có tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, bổ tỳ, trấn kinh
Câu đằng có tác dụng bình can, tức phong, trấn kinh
Thiên ma có tác dụng bình can, tức phong
Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, khử ứ, lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ
Theo y học cổ truyền thì: Tâm chủ thần, can chủ nộ, can nộ làm huyết áp tăng cao, muốn hạ huyết áp phải bình can, hạ áp, đó là phép tắc: chữa bệnh chữa tận gốc.
Sản phẩm trị huyết áp cao ứng dụng theo bài thuốc “Thiên ma câu đằng ẩm”
Ưu điểm của đông y
Bạn có thể tham khảo chi tiết sản phẩm tại đây hoặc gọi dược sĩ tư vấn miễn phí: Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thơm: 0904.032.499 – 0964.247.599


* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Sưu tầm PQA
Bài viết liên quan:
Bình luận
YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN