Đại cương về bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chỉ số huyết áp động mạch cánh tay thấp hơn 90/60mmHg (12/8kPa) theo phương pháp đo huyết áp thường quy ở người trưởng thành, người già trên 65 tuổi thấy chỉ số thấp hơn 100/60mmHg (13,3/8kPa)
Trên lâm sàng, huyết áp thấp phân thành 3 loại là huyết áp thấp nguyên phát, huyết áp thấp tư thế và huyết áp thấp thứ phát.
Huyết áp thấp nguyên phát thường gặp ở lứa tuổi 20-40, nữ giới cơ thể hư nhược, có thể không thấy biểu hiện triệu chứng hoặc thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hay quên, mệt mỏi, tức ngực. Ngoài việc đo thấy huyết áp thấp ra thì không phát hiện các bệnh khác hoặc do ăn uống kém.
Huyết áp thấp do tư thế liên quan đến thay đổi tư thế đang nằm, ngồi đột ngột đứng lên hoặc do tư thế đứng kéo dài làm cho huyết áp tâm thu hạ hơn 20mmHg (2,67kPa), huyết áp tâm trương hạ hơn 10mmHg (1,33kPa)
Huyết áp thấp thứ phát là triệu chứng giảm huyết áp của 1 số bệnh gây nên thường gặp như bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, bệnh mãn tính gây mất máu, mất nước và điện giải…
Y học cổ truyền (YHCT) xếp các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thuộc phạm vi huyễn vựng, quyết chứng, hư lao.
Nguyên nhân gây bệnh theo y học hiện đại
– Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
– Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
– Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
– Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
– Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp
Nguyên nhân bệnh sinh huyết áp thấp theo y học cổ truyền
1. Theo thuyết khí huyết
Chứng bệnh này thường xuất hiện khi rối loạn sau mắc bệnh làm tạng phủ hao tổn hoặc do bẩm tố bất túc. Trên cơ sở đó lại lao động quá sức gây nội thương hay do hư lâu ngày không hồi phục làm cho nguyên khí hư nhược gây nên bệnh.
+ Bẩm tố hư nhược, hình khí bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng đầy đủ làm cho khí huyết suy yếu. Khí hư thì dương nhược, âm hao, khí cơ thăng giáng thất thường làm cho thanh dương không thăng. Âm huyết bất túc làm huyết không tràn đầy lòng mạch, khí hao tinh thiếu làm huyết mạch không đi nuôi dưỡng được toàn thân, tâm não không được dinh dưỡng đầy đủ gây nên bệnh
+ Ẩm thực không điều độ, lao động quá sức, thích ăn uống thiên lệch, uống rượu vô độ đều gây tổn thương tâm tỳ. Tỳ vị rối loạn công năng làm mất nguồn hóa sinh huyết dịch, tâm huyết hao tổn làm huyết không đi nuôn dưỡng được toàn thân, khí huyết hao tổn làm tâm não không được nuôi dưỡng gây nên bệnh
+ Mắc bệnh nặng, bệnh lâu ngày làm tích lao thành tật hoặc do tuổi già sức yếu, tinh khí đều hư hoặc do tác dụng phụ của thuốc hoặc do khí huyết âm dương của tạng phủ rối loạn gây nên chứng bệnh trên
2. Học thuyết tạng phủ
+ Tâm chủ huyết mạch, phế chủ khí. Huyết muốn vận hành trong lòng mạch phải dựa vào sự thúc đẩy của tâm khí. Tâm phế khí hư hoặc tâm dương bất túc làm dương khí không đầy đủ, không đưa lên trên để ôn dưỡng vùng đầu mặt, không nuôi dưỡng được tứ chi nên xuất hiện chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay lạnh.
+ Tỳ chủ vận hóa và là nguồn hóa sinh khí huyết, chủ thăng thanh dương và giáng trọc âm. Tỳ vị hư tổn, trung khí bất túc làm ảnh hưởng đến nguồn hóa sinh gây tổn thương doanh vệ khí huyết. Tỳ chủ thăng thanh làm khí huyết thanh dương không đưa được lên trên làm rối loạn nuôi dưỡng của não gây chóng mắt.
+ Thận là tiên thiên chi bản, chủ tàng tinh sinh thủy, là gốc của nguyên âm nguyên dương. Thận âm bất túc hoặc tuổi cao sức yếu đều có thể gây nên thận tinh hao hư, tủy hải bất túc, não không được nuôi dưỡng đầy đủ gây nên các chứng chóng mặt, đau đầu.
Tóm lại chứng bệnh này do khí huyết âm dương hư tổn, trong đó dương khí hao hư là chính. Chứng bệnh này thuộc hư chứng, cũng có khi hư trung hiệp thực, kiêm thêm đàm ứ, bệnh phát nặng thêm khi đói, lao động quá sức, thay đổi tư thế đột ngột. Vị trí bệnh tại tâm, tỳ, thận.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp bạn nên biết
Những người huyết áp càng thấp, tỷ lệ tử vong càng cao, đó là một trong những kết quả nghiên cứu mới đây do Trung tâm Y học Đại học Columbia công bố trong Hội thảo của Hiệp hội Chứng tăng huyết áp Mỹ tổ chức tại San Francisco hồi tháng 5-2009.
Tuy nhiên, trong số 10.000 người tham gia cuộc nghiên cứu này thì phần lớn từng được chẩn đoán là mắc bệnh về động mạch vành và áp huyết thấp là một tác nhân khiến cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Mặc dù nếu so sánh, huyết áp thấp tốt hơn là huyết áp cao nhưng đây là cảnh báo để cộng đồng quan tâm hơn nữa đến số ít người có huyết áp cực thấp.
Những người có huyết áp thấp thường có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg hoặc giảm hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
nguy cơ nhồi máu cơ tim
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…
Nguyên tắc điều trị huyết áp thấp theo đông y
Khi điều trị nên căn cứ vào tình trạng hư tổn của tạng phủ, rối loạn của khí huyết và âm dương để linh hoạt áp dụng phương pháp cho phù hợp.
Nếu quá trình phát bệnh huyết áp thấp liên quan đến tạng tâm là chính thì pháp điều trị thường là kiện tỳ ích khí, ôn thông tâm dương, giao thông tâm thận, tư âm phục mạch, ích thận trấn tinh, bổ dưỡng chân âm, ôn bổ tâm thận, hóa đàm thông mạch
Nếu nhấn mạnh mối quan hệ của khí với bệnh huyết áp thấp thì thường áp dụng pháp cố khí, bổ khí, hành khí, sơ khí hóa thấp.
Có trường phái phân huyết áp thấp thành thời kỳ cấp tính và thời kỳ hoãn giải. Đối với thời kỳ cấp tính thì dùng các pháp điều trị là bổ khí hồi dương cố thoat, thanh nhiệt giải độc sinh mạch; thời kỳ hoãn giải thì dùng các pháp điều trị là kiện tỳ ích khí thăng đề, dưỡng tâm sinh huyết vinh não, tư thận trấn tinh sinh mạch, bổ thận tráng dương ích não.
Ưu điểm của đông y
PQA Đại bổ khí huyết sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Phù Chính Thăng Áp Thang Gia Vị hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị gốc bệnh huyết áp thấp
Liên hệ dược sĩ chuyên gia trong hội đồng tư vấn: Dược sĩ Thơm: 0904.032.499 – 0964.247.599 để nhận lời khuyên điều trị
THÀNH PHẦN PQA Đại bổ khí huyết:
A giao:………………………………. 12g
Hoàng kỳ:…………………………. 24g
Ngũ vị tử:………………………….. 9,6g
Chỉ xác:……………………………… 8g
Mạch đông:……………………….. 12g
Sinh địa:…………………………… 16g
Chích thảo:……………………….. 12g
Nhân sâm:………………………… 8g
Trần bì:…………………………….. 12g
Thành phần khác: vừa đủ 125ml
CÔNG DỤNG PQA Đại bổ khí huyết:
Giúp: Đại bổ nguyên khí, tư âm dưỡng huyết, lý khí, kiện tỳ.
Nhân sâm: có tác dụng bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách để bổ khí sinh huyết, dưỡng tâm ích tỳ
Hoàng kỳ: giúp nhân sâm ích khí kiện tỳ
Trần bì: để hành khí, giúp khôi phục thăng giáng, giúp cho chất thanh trọc được vận hành đúng đường, lý khí hòa vị làm cho thuốc bổ mà không trệ
Cam thảo: dùng để điều hòa vị thuốc
ĐỐI TƯỢNG DÙNG: Dùng cho người huyết áp thấp.


Bài viết liên quan:
Bình luận
YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN